Thương mại điện tử- Ngành học xu hướng, không lo khó kiếm việc.

Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong những lĩnh vực đang “hot” nhất hiện nay. Với sự công phá của hàng loạt các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada,… Điều này cho thấy ngành Thương mại điện tử đang dần trở nên xu hướng và thuật ngữ TMĐT không còn quá xa lạ với nhiều người. 

Cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của Internet, TMĐT như một “vùng đất hứa đầy màu mỡ” cho những bạn quan tâm và theo học ngành này. Các chuyên gia đã nhận định: “Thương mại điện tử Việt Nam như một con sư tử đang ngủ yên chưa được đánh thức”. Và thực tế tiềm năng này không chỉ dừng lại ở ý nghĩa đối với khách hàng, doanh nghiệp mà nó bao gồm cả lời hứa hẹn về cơ hội việc làm cho không ít người.

Ngành Thương mại điện tử đang trở nên xu hướng nhờ sự phát triển của Internet và nhu cầu mua hàng Online của người dùng.

TMĐT(E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.

Ngành TMĐT đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức về lĩnh vực kinh tế và nền tảng về công nghệ thông tin, có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về TMĐT để tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao, vững vàng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới.

Học Thương mại điện tử ra trường làm việc gì?

Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử rất cao bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Với những kiến thức và thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành TMĐT có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. Một số gợi ý về vị trí làm việc cho SV tốt nghiệp ngành TMĐTnhư sau:

  • Quản lý Thương mại điện tử: Công việc quản lý tất cả các kênh bán hàng trực tuyến của công ty. Bao gồm các nền tảng như web, app, mạng xã hội. Đồng thời làm việc với bộ phận Marketing cùng lên kế hoạch bán hàng hiệu quả. Để làm được vị trí quản lý, bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm cũng như năng lực.
  • Chuyên viên nghiên cứu Thương mại điện tử. Với công việc này bạn sẽ hỗ trợ team làm việc trong các kênh bán hàng của công ty. Cùng team lên chiến lược và chọn kênh bán hàng hiệu quả.
  • Chuyên viên Digital: Lợi thế cho sinh viên ngành TMĐT là trong chương trình có 65% kiến thức liên quan đến digital và marketing. Vì vậy khi ra trường bạn cũng có thể làm việc về mảng Digital.
  • Giảng viên ngành Thương mại điện tử: làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…

Ngành Thương mại điện tử có dễ kiếm việc?

Theo Báo cáo của Lazada Việt Nam, bất chấp đại dịch Covid-19, năm 2021 là năm khởi sắc với nền kinh tế số Đông Nam Á, trong đó thương mại điện tử là động lực tăng trưởng chính. Thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ có mức tăng trưởng vượt trội, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD năm 2025. Từ những con số trên, chúng ta có thể thấy ngành TMĐT đã có những bứt phá về tốc độ phát triển tại Việt Nam. Những tín hiệu lạc quan ấy là cơ sở để các bạn trẻ vững tin chọn lựa TMĐT – ngành học đang dẫn đầu xu hướng trong kỷ nguyên số hóa.

Chỉ một cú click chuột vào Google để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam tại thời điểm này, bạn sẽ có đến 29.000.000 kết quả với cụm từ “tuyển dụng nhân viên Thương mại điện tử”. Nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho ngành là cực kỳ lớn, do đó, sinh viên theo học ngành TMĐT có thể yên tâm sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm.



Chia sẻ