NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON CÁI CỦA CHA MẸ HIỆN NAY

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC

GIÁO DỤC CON CÁI CỦA CHA MẸ HIỆN NAY

Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ trước đến nay chưa bao giờ là điều dễ dàng với các bậc làm cha làm mẹ nhất là trong xã hội phát triển hiện tại. Ngày nay việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái càng khó khăn hơn bao giờ hết, không phải như ngày xưa: “Trời sinh voi sinh cỏ”

Kinh tế

Một trong những khó khăn trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái đầu tiên phải kể đến vấn đề kinh tế. Để nuôi dưỡng một đứa trẻ cho đến khi chúng trưởng thành không phải là điều dễ dàng. Ngay từ khi đứa trẻ chào đời, cha mẹ đã phải lo bỉm sữa hàng ngày, lớn hơn một chút cha mẹ phải lo chuyện kinh phí cho trẻ đi học, chưa kể nếu không may trẻ ốm phải mất tiền đi viện, tiền lo ăn uống hàng ngày, tiền sinh hoạt và mua đồ dùng cá nhân cho trẻ… rất nhiều điều liên quan đến kinh tế mà cha mẹ phải lưu tâm. Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế thì không quá lo lắng nhưng đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc cha mẹ không kiếm được nhiều tiền thì việc nuôi một đứa con trong xã hội phát triển ngày nay quả là một điều khó khăn.

Thời gian

Có ai thắc mắc thời gian là một trong những khó khăn trong nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Để hiểu và giáo dục con tốt cha mẹ cần phải dành thời gian bên trẻ, quan tâm trẻ trong cuộc sống hàng ngày nhưng thực tế hiện nay cho thấy cha mẹ dành rất nhiều thời gian cho công việc mà quên đi nhiệm vụ chăm sóc con của mình. Đặc biệt là những gia đình ở thành phố, bố mẹ quá chú tâm đến công việc đi từ sáng đến tối khuya mới về không có thời gian gần gũi, trò chuyện cùng con, không có thời gian quan tâm con thực sự thích gì, điều con mong muốn là gì. Họ chỉ nghĩ rằng đáp ứng đầy đủ cho trẻ về mặt vật chất và cho trẻ học trường quốc tế, trường chất lượng cao là cách giáo dục cho trẻ tốt nhất, nhưng cha mẹ à, tầm tuổi này cách giáo dục của cha mẹ mới là điều quan trọng nhất đến việc quyết định tính cách và nhận thức của trẻ sau này. Vì thế dù bận đến mấy thì hãy dành thời gian cho con mình bạn nhé.

hình ảnh minh họa

Nắm bắt tâm lý của con trẻ

Nắm bắt được tâm lý của trẻ cũng là cách giáo dục trẻ tốt nhất đối với bé. Nếu không nắm bắt được tâm lý của trẻ nhỏ, không hiểu chúng thực sự mong muốn gì ở con thì cha mẹ sẽ gặp những khó khăn trong giáo dục con cái. Cha mẹ nên biết ở độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi là khoảng thời gian trẻ nhận thức tốt nhất về thế giới xung quanh, trẻ học được những điều tốt từ bố mẹ người thân là điều đáng quý nhưng nếu như trẻ học được những thói hư tật xấu ở bên ngoài thì cha mẹ phải dành thời gian để nắm bắt những thay đổi đó để uốn nắn kịp thời.

hình ảnh minh họa

Phương tiện thông tin

Tại sao phương tiện thông tin lại là một trong những khó khăn trong giáo dục con cái. Đơn giản vì trong xã hội ngày nay các phương tiện thông tin như máy tính, ti vi, điện thoại… phát triển rất mạnh mẽ. Trẻ được tiếp xúc những phương tiện này từ rất sớm, có rất nhiều điều hữu ích cho trẻ học tập nhưng khó khăn cho cha mẹ ở đây đó là không kiểm soát được hết lượng thông tin mà trẻ tiếp nhận trên mạng xã hội. Như vậy cách tốt nhất để phát triển nhân cách cho trẻ đó là không nên cho trẻ tiếp xúc mạng xã hội và điện thoại từ sớm thay vào đó bạn nên cho trẻ tham gia các trò chơi vận động cơ thể để trẻ phát triển theo đúng lứa tuổi của mình.

 

Lựa chọn phương pháp giáo dục con cái

Ông bà ta ngày trước thường có câu “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nhưng câu nói này có thật sự đúng trong thời đại ngày nay. Có phải lúc nào thương con sẽ dùng đến đòn roi còn ghét con sẽ dùng những lời lẽ ngọt ngào. Ví dụ khi trẻ mắc lỗi, trẻ làm sai là cha mẹ bạn không nên quát mắng hay đánh con mà hãy bình tĩnh nghe con nói, nghe con giải thích sau đó phân tích cặn kẽ từng vấn đề đúng sai cho trẻ hiểu để trẻ nhận thức được hành động vừa làm sai ở điểm gì. Có cha mẹ không cần biết con làm đúng, làm sai hay bị hiểu lầm chỉ cần nhìn thấy hành động trước mắt, việc làm trước mắt của con là gán tội cho con mình, đánh mắng trẻ. Những hành động ấy vô hình chung càng làm trẻ sợ dẫn đến việc nói dối hoặc không chịu trách nhiệm về những việc mình làm.

Sưu tầm

 


Chia sẻ