Nghề "xẻ thịt" ô tô cũ, tưởng đơn giản nhưng là nghề hái ra tiền.

Theo điều 4 Nghị định 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 quy định niên hạn sử dụng ôtô chở hàng, người và điều 6 Thông tư số 21/2010/TT-BGTVT về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 95/2009/NĐ-CP, niên hạn sử dụng ôtô được quy định như sau:

- Không quá 25 năm với ôtô chở hàng; ôtô chở người quá niên hạn sử dụng được chuyển đổi thành chở hàng; ôtô chở hàng chuyển đổi thành xe chuyên dùng; ôtô chuyên dùng, chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) chuyển đổi thành xe chở hàng.

- Không quá 20 năm với ôtô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả chỗ người lái); và ôtô chở người chuyên dùng chuyển đổi thành xe chở người dưới 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).

- Không quá 17 năm với ôtô chở người chuyển đổi công năng, chở hàng đã chuyển đổi thành chở người trước ngày 1/1/2002.

- Riêng ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả người lái), chuyên dùng, xe rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc không có niên hạn sử dụng.

Như vậy, thời hạn sử dụng ôtô chở hàng là 25 năm, trong khi đó niên hạn sử dụng xe chở người trên 10 chỗ ngồi là 20 năm. Ôtô chở dưới người 9 chỗ (gồm cả người lái) không có niên hạn sử dụng.

Câu hỏi đặt ra là những ô tô hết niên hạn sử dụng sẽ được đi về đâu? Có phải trở thành những phế phẩm công nghiệp nằm ở những bãi rác? Hay nó một lần nữa được hồi sinh giống như việc một người mất đi muốn hiến nội tạng của mình, chúng ta sẽ tìm hiểu câu trả lời đó.

Người thợ đang xẻ thịt ô tô.

Đối với những quốc gia tư bản, những chiếc xe đã quá hết niên hạn hoặc chưa hết niên hạn chỉ hư hỏng họ sẵn sàng bỏ đi không cần thương tiếc, bởi chi phí sửa chữa còn nhiều tiền hơn mua chiếc xe mới. Đối với cơ chế thuế của Việt Nam, giá một chiếc xe khi lăn bánh đội lên rất nhiều, nên theo đó giá phụ tùng thay thế của chiếc xe cũng tăng theo.

Ngoài ra theo tiếng lóng dân trong nghề " phụ tùng chợ " thường chất lượng không cao bằng những món đồ phụ tùng theo xe khi ra xuống hay còn gọi là đồ "nghĩa địa" sẽ tốt hơn nhiều. Vì thế những bãi xe chết (nghĩa địa xe) luôn hót. Sau khi những chiếc xe hết niên hạn không được phép lưu thông trên đường bộ, người chủ xe sẽ tìm cách thanh lý đi với giá rả mạt bằng với sắt vụng. Những "ông lái" sẽ săn nó chở về bãi của mình, ở đây người thợ xẻ sẽ thực hiện tháo rã những món đồ, những phụ tùng trên xe ra.

Bãi phụ tùng nghĩa địa.

Ở đây tất cả những món đồ trên những chiếc xe được tháo ra, đủ chủng loại, đủ dòng xe được người thợ phân ra từng loại, với giá cả hấp dẫn thấp hơn nhiều sơ với đồ hãng, thấp hơn cả phụ tùng trôi nổi trong chợ, nhưng chất lượng không kém, nếu người thợ sửa xe rành nghề, hay các ông chủ cữa hàng đồ cũ sành sỏi biết nhìn và thu về.

Khi bạn tới đây dường như tất cả những món đồ đều có, ngay cả một chiếc động cơ, hay từ những con bu lông đai ốc đều có.

Động cơ chiếc Fiat được tháo rời chờ người mua.

Tại sao như đầu tôi lại bảo đây là nghề hái ra tiền, theo dân trong nghề họ gọi những người chủ vựa là "mua ve chai, bán cẩm lai" là vì lẽ đó, tất cả những chiếc xe được thu về đều nằm ở mức giá trên giá đồng nát một tý, dựa vào thông số xe họ sẽ định khối lượng của xe và nhân lên thành tiền vì đó mà gọi là mua ve chai. Còn sau khi những món đồ trên xe được tháo rã ra, những món đồ quá đát hư hỏng lắm mới dùng vào bán sắt vụng, còn tất cả những món đồ còn lại đều được rửa sạch sẽ và chờ người đến thu mua sử dụng. Giá chủ vựa bán ra cao hơn rất nhiều chi phí mà họ thu mua, những người đến mua đều là những người đang thiếu và cần món đồ đó, nên người bán bán giá cũng khá cao, vì vậy gọi là bán cẩm lai.

Hiện nay nhiều bãi đang hoạt động rất nhộn nhịp tại các khu vực như Bình Chánh, Bình Dương, rất thích hợp cho các bạn sinh viên khi làm đồ án, làm các nghiên cứu, chế tạo đến đây để mua cho mình những món đồ.


Chia sẻ