NGHỀ KẾ TOÁN VÀ SỰ THÀNH CÔNG

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Để cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một doanh nghiệp, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán.

I. Kỹ năng nghề nghiệp

1. Có năng lực chuyên môn cao

Năng lực chuyên môn cao đòi hỏi trong quá trình học tập, bạn phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc, tìm tòi nghiên cứu, học hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế, học hỏi từ những người đi trước, từ các trung tâm đào tạo kế toán thực hành-thực tế…Khi đi làm, bạn phải tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn nữa. Bạn phải có khả năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp…

2. Sử dụng thạo máy tính

Trong xã hội hiện đại, công nghệ thông tin bùng nổ, xâm nhập ngày càng sâu rộng vào mọi lĩnh vực. Sự ứng dụng thành tựu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngày càng mạnh mẽ. Do đó, để trở thành một nhân viên kế toán giỏi, một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn phải sử dụng thành thạo máy vi tính: các phần mềm vi tính văn phòng Word, Excel, các phần mềm kế toán hiện nay.

3. Trình độ ngoại ngữ

Kinh tế mở cửa hội nhập việc hợp tác kinh doanh với người nước ngoài ngày càng phát triển vì vậy đòi hỏi bạn phải biết một ngoại ngữ, đủ để giao tiếp với các đối tác hay Còn nếu bạn muốn trở thành nhân viên kế toán một công ty nước ngoài thì bạn phải giỏi ngoại ngữ.

Nghề kế toán liên quan chặt chẽ tới những điều luật về kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế. Khi đó, bạn sẽ phải tìm hiểu thật tỉ mỉ về pháp luật, hệ thống chuẩn mực của nước đối tác cũng như tự nâng cao vốn ngoại ngữ của mình.

II. Phẩm chất nghề nghiệp

1. Trung thực

Trung thực ở đây có nghĩa là những thông tin phải phản ánh đúng nội dung của hoạt động kinh tế phát sinh. Chỉ những thông tin như vậy mới giúp ích cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, khách hàng cũng như chính doanh nghiệp.

Nghề kế toán thường gắn liền với những con số và tiền bạc. Những cám dỗ của đồng tiền là rất lớn, bạn phải tập cho mình một tính trung thực, tạo sự tin tưởng cho nhà quản lý

2. Khách quan

Một nhân viên kế toán thực thụ phải hiểu rằng, nếu không có sự khách quan thì những con số mình đưa ra nó không đáng tin cậy. Có những “khoảng tối” sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, đến nhà đầu tư.

3. Chính xác

Đây là một trong những phẩm chất cần thiết hàng đầu, quan trọng của người làm kế toán. Là nhân viên kế toán, hàng ngày, bạn phải đối mặt với vô vàn con số. Mỗi con số gắn với một nghiệp vụ khác nhau.

Công việc lại đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.

Nhân dân ta vẫn có câu “sai một li, đi một dặm”. Đúc kết ấy rất đúng với công việc kế toán. Chỉ cần bạn mắc phải một lỗi ở đâu đó thì sẽ kéo theo sai hệ thống, và công việc tìm kiếm lỗi sai sẽ tiêu tốn không biết bao thời gian, có khi còn làm bạn lỡ đi những cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn.

4. Chăm chỉ, cẩn thận

Hầu như toàn bộ thời gian làm việc của bạn đề tiếp cận với rất nhiều chứng từ và con số, một sự sai sót sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tính cẩn thận của người làm kế toán luôn đặt lên hàng đầu và bạn chăm chỉ làm việc như một con ong để tập hợp những dữ liệu vào báo cáo

5. Năng động, sáng tạo

Mọi người cho rằng nghề kế toán là khô khan, làm theo khuôn mẫu nhất định không cần sự sáng tạo, sự năng động của nhân viên. Nhưng thực tế không phải vậy, nếu bạn làm việc như một cái máy thì thật sự không hề hiệu quả. Bạn phải có sự sáng tạo đổi mới làm sao cho công việc của bạn càng ngày càng hiệu quả. Trong quá trình làm việc luôn có những nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh, bạn luôn suy nghĩ để giải quyết nó.

Trong một nền kinh tế đầy biến động, bạn phải thực sự là người nhạy bén nắm bắt thông tin, nắm bắt cơ hội, nắm bắt xu hướng trong tương lai để có nhận xét, đánh giá đúng đắn tạo ra lợi thế cho chính bản thân bạn và doanh nghiệp của mình.

6. Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp

Hàng ngày, doanh nghiệp phát sinh rất nhiều chứng từ, bạn phải sắp xếp sao cho hợp lý và tập hợp các dữ liệu này để lên báo cáo. Có nhiều nhân viên kế toán nghĩ rằng, khi đã làm xong báo cáo thì coi như xong việc. Chính điều đó đã hạn chế khả năng của bạn và dễ “mất điểm” với nhà quản lý. Bạn phải trang bị cho mình thêm kỹ năng phân tích báo cáo, đề ra các giải pháp giúp cho nhà quản lý, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thăng tiến.

7. Khả năng chịu đựng áp lực công việc

Ngày ngày, nhân viên kế toán phải đối mặt với rất nhiều con số, làm cho bạn dễ bị căng thẳng. Và cũng vì công việc này đòi hỏi bạn phải chăm chỉ, cẩn thận, chính xác…đòi hỏi cao, áp lực tạo ra cũng nhỏ do đó bạn phải rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng áp lực cao.

8. Yêu thích những con số

“Con số” đeo bám dai dẳng bạn, ngay cả khi ngủ bạn cũng nằm mơ thấy nó. Nếu không có sự đam mê đối với nghề kế toán cụ thể là những con số thì bạn sẽ không quyết tâm làm tốt và gắn bó lâu dài với nó. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi “sắp xếp” chúng vào đúng nơi, làm cho chúng có giá trị, và biến chúng trở thành những con số “ biết nói” với những người quan tâm.

Từ những yêu cầu thực tế của nghề kế toán, giasuketoantruong chỉ đào tạo cho học viên thực hành trên các chứng từ thực tế để lấy kinh nghiệm đi làm, nâng cao năng lực chuyên môn.

Các học viên, sau khi hoàn thành khóa học, hầu hết đều tự tin với kỹ năng, kinh nghiệm mình đã được trang bị, có thể tự làm việc độc lập, làm ở bất kỳ vị trí nào trong công ty, có thể ghi sổ sách trên chứng từ, lập báo cáo tài chính, thành thạo sử dụng excel và phần mềm kế toán phổ biến (Misa, Fast…).

Ngoài ra, giáo viên giảng đều là những kế toán trưởng sẽ hướng dẫn bạn chi tiết công việc kế toán viên, kế toán tổng hợp, những kinh nghiệm giải quyết các tình huống khi đi làm thực tế. Với đội ngũ chuyên viên, giảng viên tư vấn nhiệt tình, nhiệt huyết trong lĩnh vực đào tạo kế toán, chúng tôi mong muốn đào tạo ra những học viên xuất sắc, đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng, nhà quản lý, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Để cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một doanh nghiệp, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán.

I. Kỹ năng nghề nghiệp

1. Có năng lực chuyên môn cao

Năng lực chuyên môn cao đòi hỏi trong quá trình học tập, bạn phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc, tìm tòi nghiên cứu, học hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế, học hỏi từ những người đi trước, từ các trung tâm đào tạo kế toán thực hành-thực tế…Khi đi làm, bạn phải tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn nữa. Bạn phải có khả năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp…

2. Sử dụng thạo máy tính

Trong xã hội hiện đại, công nghệ thông tin bùng nổ, xâm nhập ngày càng sâu rộng vào mọi lĩnh vực. Sự ứng dụng thành tựu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngày càng mạnh mẽ. Do đó, để trở thành một nhân viên kế toán giỏi, một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn phải sử dụng thành thạo máy vi tính: các phần mềm vi tính văn phòng Word, Excel, các phần mềm kế toán hiện nay.

3. Trình độ ngoại ngữ

Kinh tế mở cửa hội nhập việc hợp tác kinh doanh với người nước ngoài ngày càng phát triển vì vậy đòi hỏi bạn phải biết một ngoại ngữ, đủ để giao tiếp với các đối tác hay Còn nếu bạn muốn trở thành nhân viên kế toán một công ty nước ngoài thì bạn phải giỏi ngoại ngữ.

Nghề kế toán liên quan chặt chẽ tới những điều luật về kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế. Khi đó, bạn sẽ phải tìm hiểu thật tỉ mỉ về pháp luật, hệ thống chuẩn mực của nước đối tác cũng như tự nâng cao vốn ngoại ngữ của mình.

II. Phẩm chất nghề nghiệp

1. Trung thực

Trung thực ở đây có nghĩa là những thông tin phải phản ánh đúng nội dung của hoạt động kinh tế phát sinh. Chỉ những thông tin như vậy mới giúp ích cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, khách hàng cũng như chính doanh nghiệp.

Nghề kế toán thường gắn liền với những con số và tiền bạc. Những cám dỗ của đồng tiền là rất lớn, bạn phải tập cho mình một tính trung thực, tạo sự tin tưởng cho nhà quản lý

2. Khách quan

Một nhân viên kế toán thực thụ phải hiểu rằng, nếu không có sự khách quan thì những con số mình đưa ra nó không đáng tin cậy. Có những “khoảng tối” sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, đến nhà đầu tư.

3. Chính xác

Đây là một trong những phẩm chất cần thiết hàng đầu, quan trọng của người làm kế toán. Là nhân viên kế toán, hàng ngày, bạn phải đối mặt với vô vàn con số. Mỗi con số gắn với một nghiệp vụ khác nhau.

Công việc lại đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.

Nhân dân ta vẫn có câu “sai một li, đi một dặm”. Đúc kết ấy rất đúng với công việc kế toán. Chỉ cần bạn mắc phải một lỗi ở đâu đó thì sẽ kéo theo sai hệ thống, và công việc tìm kiếm lỗi sai sẽ tiêu tốn không biết bao thời gian, có khi còn làm bạn lỡ đi những cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn.

4. Chăm chỉ, cẩn thận

Hầu như toàn bộ thời gian làm việc của bạn đề tiếp cận với rất nhiều chứng từ và con số, một sự sai sót sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tính cẩn thận của người làm kế toán luôn đặt lên hàng đầu và bạn chăm chỉ làm việc như một con ong để tập hợp những dữ liệu vào báo cáo

5. Năng động, sáng tạo

Mọi người cho rằng nghề kế toán là khô khan, làm theo khuôn mẫu nhất định không cần sự sáng tạo, sự năng động của nhân viên. Nhưng thực tế không phải vậy, nếu bạn làm việc như một cái máy thì thật sự không hề hiệu quả. Bạn phải có sự sáng tạo đổi mới làm sao cho công việc của bạn càng ngày càng hiệu quả. Trong quá trình làm việc luôn có những nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh, bạn luôn suy nghĩ để giải quyết nó.

Trong một nền kinh tế đầy biến động, bạn phải thực sự là người nhạy bén nắm bắt thông tin, nắm bắt cơ hội, nắm bắt xu hướng trong tương lai để có nhận xét, đánh giá đúng đắn tạo ra lợi thế cho chính bản thân bạn và doanh nghiệp của mình.

6. Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp

Hàng ngày, doanh nghiệp phát sinh rất nhiều chứng từ, bạn phải sắp xếp sao cho hợp lý và tập hợp các dữ liệu này để lên báo cáo. Có nhiều nhân viên kế toán nghĩ rằng, khi đã làm xong báo cáo thì coi như xong việc. Chính điều đó đã hạn chế khả năng của bạn và dễ “mất điểm” với nhà quản lý. Bạn phải trang bị cho mình thêm kỹ năng phân tích báo cáo, đề ra các giải pháp giúp cho nhà quản lý, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thăng tiến.

7. Khả năng chịu đựng áp lực công việc

Ngày ngày, nhân viên kế toán phải đối mặt với rất nhiều con số, làm cho bạn dễ bị căng thẳng. Và cũng vì công việc này đòi hỏi bạn phải chăm chỉ, cẩn thận, chính xác…đòi hỏi cao, áp lực tạo ra cũng nhỏ do đó bạn phải rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng áp lực cao.

8. Yêu thích những con số

“Con số” đeo bám dai dẳng bạn, ngay cả khi ngủ bạn cũng nằm mơ thấy nó. Nếu không có sự đam mê đối với nghề kế toán cụ thể là những con số thì bạn sẽ không quyết tâm làm tốt và gắn bó lâu dài với nó. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi “sắp xếp” chúng vào đúng nơi, làm cho chúng có giá trị, và biến chúng trở thành những con số “ biết nói” với những người quan tâm.

Từ những yêu cầu thực tế của nghề kế toán, giasuketoantruong chỉ đào tạo cho học viên thực hành trên các chứng từ thực tế để lấy kinh nghiệm đi làm, nâng cao năng lực chuyên môn.

Các học viên, sau khi hoàn thành khóa học, hầu hết đều tự tin với kỹ năng, kinh nghiệm mình đã được trang bị, có thể tự làm việc độc lập, làm ở bất kỳ vị trí nào trong công ty, có thể ghi sổ sách trên chứng từ, lập báo cáo tài chính, thành thạo sử dụng excel và phần mềm kế toán phổ biến (Misa, Fast…).

Ngoài ra, giáo viên giảng đều là những kế toán trưởng sẽ hướng dẫn bạn chi tiết công việc kế toán viên, kế toán tổng hợp, những kinh nghiệm giải quyết các tình huống khi đi làm thực tế. Với đội ngũ chuyên viên, giảng viên tư vấn nhiệt tình, nhiệt huyết trong lĩnh vực đào tạo kế toán, chúng tôi mong muốn đào tạo ra những học viên xuất sắc, đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng, nhà quản lý, đáp ứng nhu cầu xã hội.


Chia sẻ